Xuất khẩu lao động sang Thái Lan hiện đang là vấn đề được nhiều người lao động Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, so với những thị trường quen thuộc và phổ biến như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản thì liệu xuất khẩu lao động Thái Lan có thực sự tốt? Những phân tích sau đây sẽ giúp bạn phân tích những mặt lợi và hạn chế, cũng như các yếu tố cần cân nhắc trước khi quyết định làm việc tại xứ sở chùa Vàng.
Đôi nét về thực trạng xuất khẩu lao động Thái Lan
Những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường lao động, tình hình việc làm và khả năng phát triển nếu xuất khẩu lao động Thái Lan trong thời gian tới.
Cập nhật thị trường lao động Thái Lan
Thái Lan là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á. Ngành du lịch và dịch vụ đóng vai trò quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp như sản xuất, xây dựng và nông nghiệp cũng đang thiếu hụt nhân lực, mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam.
Trên thực tế, chỉ là không sôi động như các thị trường Đông Á như Hàn Quốc và Nhật Bản, chứ hằng năm số lượng người lao động xuất khẩu sang Thái Lan cũng khá đáng kể.
Quy định của Chính phủ Thái về lao động nhập khẩu
Yêu cầu về chất lượng lao động tại Thái Lan khá ngang bằng với Việt Nam nhưng mức lương cơ sở tại đây cao hơn. Để làm việc hợp pháp tại đây, người lao động cần phải có giấy phép lao động và visa lao động hợp lệ. Thủ tục này được thực hiện qua các công ty môi giới hoặc chương trình hợp tác lao động giữa hai nước. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chọn cách đi làm việc “chui” để tiết kiệm chi phí, nhưng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ưu điểm của xuất khẩu lao động Thái Lan là gì?
Dựa trên tình hình thực tế, cũng như tương quan đến một số nhóm lao động Việt tại Thái, làm việc trên quốc gia này sẽ đạt được các ưu điểm như sau:
Cơ hội việc làm phong phú
Thái Lan có nhu cầu cao về lao động trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ. Mức lương ở Thái Lan tuy không cao bằng một số quốc gia khác như Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng cũng đủ để cải thiện cuộc sống và tích lũy tài chính. So với mức lương cơ sở của người lao động Việt thì tại Thái được đánh giá là cao hơn, nhất là thành phố lớn như Bangkok, Chiang Mai,…
Dễ dàng di chuyển giữa Thái và Việt
Chắc chắn đây là ưu điểm hàng đầu mang đến khá nhiều lợi ích nếu như mọi người chọn xuất khẩu lao động sang Thái Lan. Quốc gia này nằm gần Việt Nam, điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí di chuyển và thuận lợi cho việc thăm gia đình, trở về quê nếu có việc đột xuất. Cụ thể, thời gian bay giữa hai nước chỉ mất vài tiếng tùy vào tỉnh thành mà bạn sinh sống.
Sự tương đồng giữa lối sống và văn hóa Á Đông
Khi phải xuất cảnh và định cư lâu dài tại một đất nước xa lạ, có lẽ hòa nhập với cuộc sống và con người là điều đầy khó khăn. Thế nhưng, nếu chọn xuất khẩu lao động Thái Lan, mọi người sẽ giảm đi gánh nặng này. Bởi văn hóa Thái và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, phong tục tập quán và ẩm thực. Điều này giúp người lao động dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tại đây, cũng như giảm bớt sự khác biệt về nếp sống, người dân xung quanh, đồng nghiệp và văn hóa.
Mức lương hợp lý, hứa hẹn
Nhìn chung, nếu xuất khẩu lao động đối với các vị trí nhân viên, công nhân, thợ nghề, mức lương bạn nhận được tại Thái sẽ không quá cao hay hậu hĩnh. Nhưng với thu nhập này, mọi người vẫn dễ dàng tích góp và tiết kiệm vì mức sống tại quốc gia này vừa phải. Ngoài ra, đối với lao động có chuyên môn và bằng cấp, ký hợp đồng dài hạn với các tập đoàn lớn, mang quy mô quốc tế thì mức lương sẽ rất hấp dẫn.
Một số hạn chế nếu xuất khẩu lao động Thái Lan
Bên cạnh các lợi thế, chắc hẳn làm việc tại Thái cũng sẽ vấp phải một vài mặt hạn chế.
Mức lương không cao như các thị trường khác
So với các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan, mức lương khi làm việc tại Thái Lan không quá hấp dẫn. Trung bình, người lao động Việt Nam tại Thái Lan có thể kiếm được khoảng 10 – 25 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập khá thấp so với các thị trường lao động có nền kinh tế phát triển khác của châu Á. Nhưng đổi lại, điều kiện xét duyệt xuất khẩu lao động Thái Lan dễ dàng hơn.
Nhiều doanh nghiệp chưa có chế độ tốt
Vấn đề tiêu cực này sẽ xuất hiện đối với các lao động sang Thái không có visa hợp lệ, lao động “chui”. Họ chọn con đường làm việc bất hợp pháp để tránh chi phí và thủ tục rườm rà nhưng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các bất cập phải kể đến như: Không có bảo hiểm lao động, không được bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp và thậm chí có thể bị trục xuất nếu bị phát hiện.
Trở ngại về ngôn ngữ
Mặc dù văn hóa Thái Lan có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhưng ngôn ngữ là một rào cản lớn. Không phải tất cả người lao động Việt Nam đều thông thạo tiếng Thái, điều này có thể gây khó khăn trong công việc và giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, tại xứ sở chùa Vàng, tỷ lệ người giao tiếp được bằng tiếng Anh cũng không cao.
Dựa trên mong muốn về môi trường làm việc, khoảng cách địa lý, mức lương, thế mạnh, ngành nghề đào tạo,… mà mọi người hãy đưa ra quyết định có nên xuất khẩu lao động Thái Lan hay không. Theo đánh giá khách quan, xứ sở chùa Vàng vẫn là một trong các thị trường lao động sôi nổi, đáng để trải nghiệm.