Nhiều thập kỷ qua, xuất khẩu lao động trở thành một niềm ao ước cho sự đổi đời của một phần người Việt, nhất là nhóm có thu nhập tầm trung đến thấp. Tuy nhiên, chi phí để sang nước ngoài làm việc không hề nhỏ. Điều này tạo nên rào cản lớn của các bạn trẻ đang mong muốn XKLĐ. Thế nhưng, chính sách nới rộng đối tượng vay vốn thực hiện xuất khẩu lao động của Nhà nước như một tin cực vui được đông đảo mọi người ủng hộ.
Bộ LĐTBXH đề xuất bổ sung nhóm vay vốn XKLĐ
Vừa qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có những đóng góp ý kiến mang tính nhảy vọt đối với nhóm người đang có mong muốn xuất khẩu lao động. Theo đó, Bộ này đã đề xuất tăng thêm nhóm sẽ được hỗ trợ vay vốn với mục đích phục vụ kế hoạch xin hợp đồng làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở nước ngoài. Trước đây, trong quyết định thì chỉ bao gồm 5 nhóm được vay tiền lãi suất thấp để làm hồ sơ đăng ký XKLĐ mà thôi.
Với đề xuất vừa gửi lên Chính phủ của Bộ LĐTBXH thì các nhóm được bổ sung sẽ bao gồm người lao động sinh sống, có hộ khẩu thuộc vùng địa lý hải đảo khó khăn, người cư trú tại địa phương vùng sâu vùng xa, vùng núi cao và lao động có mức thu nhập bình quân cấp trung bình trở xuống. Ngoài ra, đối với nhóm cận nghèo có xu hướng muốn thoát nghèo còn được hưởng thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn khi vay vốn hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Quyết định đưa đề xuất này từ Bộ đã nhận về nhiều sự ủng hộ của người dân, nhất là các đối tượng nằm trong danh sách bổ sung trên. Đây được xem là dấu hiệu khả quan để người Việt có thể đến các nước lân cận để làm việc, gia tăng thu nhập, học hỏi thêm kinh nghiệm và sau này quay trở lại phục vụ phát triển đất nước.
5 nhóm lao động được hỗ trợ vay vốn XKLĐ trước đây
Theo thông tin đăng tải từ Baochinhphu.vn, trong Luật Việc Làm đã quy định rõ 5 nhóm được hỗ trợ vay vốn để XKLĐ bao gồm: Người bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ cận nghèo, thân nhân của người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số.
Nhìn vào danh sách này, nhiều người cũng sẽ dễ dàng nhận thấy, 5 nhóm đối tượng nêu trên vẫn còn khá hạn chế, chưa thực sự sát đáng với tình hình lao động hiện nay ở Việt Nam. Đặc biệt, lượng lao động có đủ kiến thức, điều kiện trong 5 nhóm này rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu XKLĐ tại các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan,… Chính vì vậy, đề xuất bổ sung nhóm người có thể vay vốn nhằm mục đích xuất khẩu lao động là hết sức hợp lý tại thời điểm phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 này.
Lợi ích của xuất khẩu lao động đối với nhóm đối tượng thu nhập thấp
Xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân người lao động, gia đình của họ, và quốc gia, cụ thể như:
- Tăng thu nhập: Người lao động có thể kiếm được mức thu nhập cao hơn so với công việc tương tự trong nước, cải thiện điều kiện sống cho bản thân và gia đình.
- Kinh nghiệm và kỹ năng: Làm việc ở nước ngoài giúp người lao động học hỏi thêm thật nhiều kỹ năng mới, tiếp thu kinh nghiệm trong môi trường quốc tế, nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo điều kiện tốt để sau này khi trở lại Việt Nam vẫn có thể có cơ hội thăng tiến trong công việc, đạt mức lương hậu hĩnh hơn trước đây.
- Mở rộng cơ hội nghề nghiệp: Sau khi trở về nước, người lao động có thể có cơ hội việc làm tốt hơn do có kinh nghiệm và kỹ năng quốc tế. Ngoài ra, sau quá trình XKLĐ, bạn còn có thể tích lũy được một khoản tiền lớn, hoàn toàn đủ điều kiện kinh doanh khi về nước.
- Biết thêm một ngoại ngữ mới: Làm việc dài hạn với hợp đồng lao động ở nước ngoài từ 3 – 5 năm là khoảng thời gian tuyệt vời để mọi người học thêm ngoại ngữ bản xứ hoặc tiếng Anh giao tiếp.
Bằng chính sách bổ sung thêm đối tượng vay vốn hỗ trợ chi phí xuất khẩu lao động từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, những nhóm có mức thu nhập thấp, người có điều kiện sống khó khăn,… đã dễ dàng hơn trong việc thực hiện hoài bão của mình. Đây được xem là một sự hỗ trợ tuyệt vời từ Chính phủ Việt Nam, thúc đẩy và tạo điều kiện để cải thiện mức thu nhập cho người dân, nâng cao tình hữu nghị và hợp tác với nhiều quốc gia sẽ đưa lao động sang làm việc.