Việt Nam là một quốc gia phát triển nông nghiệp mạnh mẽ trong những năm gần đây. Không chỉ về lúa gạo, người Việt hiện nay đã dần chuyển hướng sang nhiều loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, đồng thời mang lại nguồn dược liệu trong Đông y. Chị Xuân đến từ Lào Cai trong câu chuyện mà bài viết chia sẻ dưới đây là một minh chứng cho khởi nghiệp thành công nhờ nông nghiệp.
Nảy sinh ý nghĩ khởi nghiệp từ dịch Covid-19
Trước khi dịch bùng phát mạnh mẽ, chị Xuân từng xây dựng một dự án nông nghiệp kết hợp du lịch tham quan nhưng không thành công. Thế nhưng, trong giai đoạn tạm ngưng vì Covid-19, người phụ nữ ngoài 30 tuổi này vẫn thôi thúc mong muốn kinh doanh bằng việc trồng trọt nông sản địa phương. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, chị Xuân nhận thức rõ hơn về sức khỏe và nảy sinh ý nghĩ sẽ trồng cây tía tô để khởi nghiệp một lần nữa trên chính quê nhà Sapa, tỉnh Lào Cai.
Với vốn kiến thức từng học được tại ngôi trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chị càng được tiếp thêm nhiều động lực dẫn đến thành công. Sau khi dịch giảm dần, lệnh giãn cách được xóa bỏ, người phụ nữ Sapa bắt tay vào quy hoạch, cải tạo vùng trồng tía tô, xây dựng mô hình trồng trọt và sản xuất bài bản.
Một trong những bí quyết thành công của chị còn nhờ vào ý tưởng độc đáo, chịu đổi mới và chuyển đối số trong nông nghiệp. Đến năm 2017, doanh nghiệp của chị cùng một số cộng sự đã thành lập HTX Sapa Secrets nhận được bằng khen từ Thủ tướng Chính phủ.
Mạnh dạn vay vốn để phát triển sản phẩm ra thị trường
Kể từ khi mở doanh nghiệp và tăng sản xuất được 1 năm, các sản phẩm từ cây tía tô của chị Xuân bắt đầu được người tiêu dùng tin tưởng, số lượng đơn hàng tăng nhẹ. Đây cũng là động lực để chị mạnh dạn vay vốn, kêu gọi đầu tư và mở rộng quy mô gia công, cũng như diện tích trồng cây.
Nhớ lại giai đoạn đầu khởi nghiệp, chị chia sẻ mặc dù dịch covid-19 đã khiến bản thân thất bại, thiệt hại đến hơn 1 tỷ đồng nhưng chính nó cũng tạo ra ý tưởng kinh doanh hiện tại từ cây tía tô. Xuân nói rõ hơn, vì trong khoảng thời gian dịch bùng nổ, người dân tự điều trị các triệu chứng tại nhà bằng các bài thuốc Đông y từ loại cây này mang lại hiệu quả vượt trội. Nhờ đó mà giá trị dược liệu và kinh tế của tía tô tăng mạnh, được nhận thức rõ hơn.
Doanh số tăng “vùn vụt” 30.000 sản phẩm/năm
Sau những nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, cộng với niềm đam mê với nông nghiệp, cũng như vượt qua thất bại ban đầu, công ty về sản xuất sản phẩm cây tía tô của chị Xuân đạt doanh thu khủng. Với tổng lượng bán ra là 30.000 sản phẩm trên năm, doanh nghiệp bắt đầu hoàn vốn và thu về lợi nhuận đáng kể.
Nối tiếp thành công này, người phụ nữ Sapa đã ký hết hợp tác với một công ty về mỹ phẩm để sản xuất các dòng sản phẩm làm đẹp từ tía tô. Hai bên cam kết sẽ tung ra thị trường 70.000 sản phẩm mỗi năm. Doanh thu theo thống kê tăng trưởng đến 50%.
Theo nữ doanh nhân, bản thân kinh doanh đã 10 năm vẫn không thôi say mê lĩnh vực nông nghiệp – cái nôi của kinh tế quê nhà. Chính nhờ vào lòng tin và tình yêu này, sản phẩm từ cây tía tô của chị Xuân đã nhận về sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng. Chị tâm tư: “Nếu chọn khởi nghiệp bằng nông nghiệp, bạn trẻ phải chấp nhận rủi ro và thất bại. Bởi vì giống như người nông dân, vụ mùa đều phụ thuộc nhất định vào thời tiết, khí hậu, giá thành,… Tuy nhiên, phải cân bằng hết tất cả các yếu tố, bạn mới thực sự thành công với sản phẩm từ nông sản địa phương”.
Người trẻ phải thay đổi theo hướng thực nghiệp
Đồng ý với việc, kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường là cực kỳ quan trọng, tạo nền tảng để thực hành đúng chuẩn. Tuy nhiên, một số giới trẻ hiện nay lại quá chú trọng vào thực học mà bỏ quên thực nghiệp. Có thể các ngành khác sẽ có xu hướng phát triển riêng nhưng với nhà nông, thực nghiệp là yếu tố sống còn. Nếu như bạn đang có mong muốn tự thành lập nên một doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất sản phẩm từ nông sản, phải tham gia sản xuất và theo dõi loại cây trồng đó thì mới có kế hoạch chỉn chu, chính xác nhất.
Đời sống ngày càng phát triển, mỗi ngày lại có hàng trăm startup mới xuất hiện với nhiều dự án mang tầm vĩ mô và đa dạng lĩnh vực. Nhưng hiếm có ai dám thử thách bản thân với khó khăn của ngành nông nghiệp như chị Xuân, đến từ Sapa. Câu chuyện của chị chính là nguồn động lực để người trẻ dám nghĩ, dám làm và dám phát triển trên chính quê hương sinh ra mình.