Cắt giảm bữa ăn, chỉ ăn rau qua ngày, xin đồ ăn tại cửa hàng tiện lợi,… là những cách mà người Việt xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc đang áp dụng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt mỗi ngày. Làn sóng lạm phát tăng cao, đột ngột đang khiến lao động Việt tại xứ sở kim chi lao đao, dường như “ngộp thở”.
Thực trạng lạm phát tại Hàn Quốc hiện nay
Tính đến tháng 8 năm 2024, tỷ lệ lạm phát của Hàn Quốc đang có dấu hiệu ổn định, tuy nhiên, vẫn ở mức tăng so với nhiều năm trước đây. Tỷ lệ lạm phát tại xứ sở kim chi được ghi nhận ở mức 2,55% vào tháng 7, tăng nhẹ so với mức 2,41% của tháng 6. Mặc dù Chính phủ quốc gia này đã can thiệp bằng nhiều biện pháp khác nhau và chỉ số lạm phát dần ổn định trở lại, nhưng với mức 2,55% thì so với thu nhập lao động nước ngoài vẫn quá cao. Người Việt đang gặp áp lực giá thực phẩm và năng lượng.
Đặc biệt, tình trạng tỷ số đồng won giảm mạnh so với đô la Mỹ cũng khiến lao động tại Hàn Quốc lao đao chứ không riêng gì người Việt chúng ta.
Chia sẻ về tình hình này, anh Nguyễn Phúc Thiên trò chuyện với VNE rằng, 3 năm trước bản thân sang Hàn theo diện du học sinh, sau tốt nghiệp thì xin ở lại làm việc tại một công ty sản xuất với mức lương khoảng 50 triệu đồng hàng tháng. Bởi vì tự lo phí ăn ở nên sau mỗi tháng anh không tiết kiệm được nhiều. Về lạm phát, Thiên cho hay, trừ tiền thuê nhà, tất cả các chi phí khác đều tăng 30% so với năm trước. Đây thực sự là một sự lạm phát chưa từng thấy tại Hàn. Thiên nói: “Riêng tiền mua thực phẩm, hiện tại tăng gấp 2 – 3 lần so với 2 năm trước, cực kỳ cao. Tôi mua bó rau, củ cà rốt thôi cũng mất gần 3 ngàn won chứ đừng nói tới việc mua cá thịt nấu cả bữa ăn”.
Lao động Việt cố xoay sở trước lạm phát tại Hàn Quốc
Trước thực trạng giá cả chi tiêu sinh hoạt hằng ngày tăng mạnh tại Hàn, những người đang làm việc dưới diện xuất khẩu lao động hay tự túc đều cố gắng tìm cách tiết kiệm.
Ăn mì tôm mỗi sáng
Chàng trai Nguyễn Phúc Thiên chia sẻ rằng, bản thân sang Hàn làm việc vì cố gắng tích góp để về nước lập nghiệp do đó luôn tiết kiệm nhiều nhất có thể hàng tháng. Trước tình hình giá thực phẩm cao như hiện tại ở đây, mỗi sáng, anh sẽ chỉ ăn mì tôm. Trước đây, mỗi tuần được đôi ba bữa ăn rau thì bây giờ chỉ còn 1, tăng cường ăn trứng. Bên cạnh đó, bản thân anh sẽ mua rau từ cộng đồng người Việt tự trồng để giảm thêm ít chi phí.
Tự nấu ăn, hạn chế gửi tiền về nước
Anh Trần Văn Mãi, năm nay 24 tuổi lại có phần may mắn hơn khi được công ty trong lĩnh vực thực phẩm trang bị ký túc xá, bữa ăn trong các ngày làm việc. Anh chỉ cần tự nấu vào buổi cuối tuần mà thôi nên chi phí sinh hoạt cũng không tăng nhiều là mấy. Tuy nhiên, riêng về tỷ giá won giản, Mãi cho biết: “Lúc vay tiền lo chi phí xuất khẩu lao động, 1 won bằng hơn 20 nghìn đồng Việt, nhưng giờ giảm hẳn xuống chỉ còn 16 nghìn. Điều này khiến mình phải nỗ lực làm việc và chi tiêu có kế hoạch hơn. Bên cạnh đó, mình không gửi tiền về thường xuyên nữa vì đồng won mất giá quá. Lâu lâu mới gửi khi bố mẹ cần mà thôi”.
Gửi đồ ăn, cá khô từ Việt Nam sang
Để xoay sở trước làn sóng giá cả tăng cao, đặc biệt là thực phẩm ở Hàn Quốc, gia đình chị Trần Hồng Biên đã thay đổi kế hoạch mua sắm, ăn uống hàng ngày. Mặc dù là lao động có chuyên môn và thâm niên làm việc đã hơn 10 năm tại đây nhưng đồng lương của hai vợ chồng chị Biên vẫn phải cố gắng xoay sở mới vượt qua được lạm phát ở Hàn hiện nay.
Cụ thể, chị sẽ nhờ người thân gửi cá khô, thực phẩm khô, cà phê, một số loại thuốc uống,… từ Việt Nam sang. Trước đây sẽ đi siêu thị mua đồ ăn, quần áo, còn bây giờ, gia đình chị Biên chỉ đi chợ dân sinh trong xóm mà thôi.
Chị Biên nói: “Với mức lạm phát hiện tại gia đình tôi vẫn vượt qua được, tuy nhiên, nếu chỉ số này còn tăng nữa thì chưa biết phải làm sao, có lẽ gia đình tôi phải tìm đường quay về Việt Nam sinh sống”.
Nhìn chung, chỉ số lạm phát ở Hàn Quốc đang giảm dần, nhưng nền kinh tế vẫn đang đối mặt với những thách thức từ nhu cầu nội địa yếu và các điều kiện kinh tế toàn cầu không ổn định. Những vấn đề này đang tạo sức ép nặng nề về chi phí sinh hoạt, ăn uống của lao động Việt Nam tại Hàn. Trước thực trạng này, làn sóng đăng ký xuất khẩu lao động qua quốc gia này từ người Việt vẫn gia tăng chóng mặt.