Trong vài năm qua, hệ sinh thái startup Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Nước ta đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhờ vào tiềm năng tăng trưởng lớn, sự hỗ trợ từ Chính phủ và nguồn nhân lực trẻ, sáng tạo. Trong bài viết này, hãy điểm qua những startup thành công ở Việt Nam, song song đó là tìm hiểu lý do vì sao họ đạt được thành công và những bài học quý giá mà các doanh nghiệp khác có thể học hỏi.
VNG – Startup “Kỳ lân” khởi xướng tại Việt Nam
VNG Corporation là một trong những công ty công nghệ lớn nhất và cũng là startup thành công nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Được thành lập vào năm 2004, VNG bắt đầu với nền tảng trò chơi trực tuyến nhưng sau đó đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực như mạng xã hội, cụ thể là nền tảng Zalo, thanh toán điện tử và điện toán đám mây.
Thành công của VNG phải kể đến những “dấu mốc” sau đây:
- VNG trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Việt Nam, với giá trị định giá hơn 1 tỷ USD.
- Zalo hiện là ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Việt Nam với hơn 100 triệu người dùng.
Để duy trì, phát huy và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, startup Việt này đang tập trung vào việc phát triển sản phẩm địa phương hóa, đáp ứng nhu cầu của người dùng Việt. Ngoài ra, để tồn tại và phát triển trong lĩnh vực công nghệ, sự đổi mới là yếu tố sống còn. Nhờ nắm bắt và nghiên cứu thị trường nội địa tốt, VNG đã thành công nhờ hiểu rõ thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
MoMo – Khởi xướng sử dụng ví điện tử tại Việt Nam
MoMo được thành lập vào năm 2007 là một ví điện tử và nền tảng thanh toán di động nổi bật tại Việt Nam. App điện thoại này cung cấp nhiều dịch vụ tài chính từ thanh toán hóa đơn, mua vé xem phim, mua vé máy bay, trả tiền điện nước, khoản vay cho đến chuyển tiền trực tuyến.
Từ năm 2007 đến nay, ví điện tử MoMo đã chiếm lĩnh thị trường, khởi xướng cho xu hướng thanh toán trực tuyến và thu về nhiều thành tựu quan trọng, như:
- Số lượng người dùng: MoMo đã có hơn 30 triệu người dùng tính đến năm 2023.
- Huy động vốn: Trong năm 2021, MoMo đã huy động được 200 triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế.
- Thành tựu: MoMo hiện là ứng dụng ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam với hệ sinh thái đa dạng.
Thành công của MoMo đến từ việc biết cách đón đầu xu hướng fintech. Ứng dụng này đã tiên phong trong ngành công nghệ tài chính, đặc biệt là khi nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt gia tăng.
Mở rộng hệ sinh thái: Thay vì chỉ tập trung vào một mảng dịch vụ, MoMo đã xây dựng một hệ sinh thái đa dạng để tăng giá trị cho người dùng.
Tiki – Sàn “mua sắm” điện tử của người Việt
Tiki là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Bắt đầu là một trang bán sách trực tuyến vào năm 2010, Tiki đã mở rộng để trở thành một sàn thương mại điện tử đa ngành, cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện tại, Tiki nằm trong Top 3 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, xếp sau Shopee và Tiktok. Ứng dụng này sở hữu dịch vụ nổi bật là TikiNOW. Khi chọn vào gói này, bên nền tảng sẽ sắp xếp giao hàng nhanh chỉ trong 2 giờ. Đây cũng chính là điểm nổi bật giúp Tiki tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Startup thành công ở Việt Nam này đã huy động được hàng trăm triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế như JD.com và VNG.
Topica Edtech Group – Nền tảng học online thành công nhất Việt Nam
Topica Edtech Group là một startup tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến tại Việt Nam. Từ năm 2008, doanh nghiệp khởi nghiệp này đã cung cấp các khóa học trực tuyến với nhiều chương trình đa dạng từ đại học đến đào tạo nghề, luyện thi các chứng chỉ.
Hiện tại, Topica đang phát triển theo hướng quốc tế hóa. Doanh nghiệp này hiện đã mở rộng sang nhiều thị trường khác như Thái Lan, Philippines… đánh dấu những bước thành công nhất định.
Nhờ thành công trong kinh doanh và đóng góp cho nền giáo dục, Topica đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế trong lĩnh vực edtech, là một trong những startup giáo dục trực tuyến hàng đầu tại Đông Nam Á.
Những startup thành công ở Việt Nam như VNG, MoMo, Tiki, Grab và Topica đã chứng minh rằng Việt Nam là một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Từ lĩnh vực công nghệ đến thương mại điện tử hay giáo dục, các công ty này không chỉ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế quốc gia mà còn mang đến nhiều bài học quý giá về sự sáng tạo, đổi mới và không ngừng phát triển.