Xuất phát điểm là một thực tập sinh ngành cơ khí từ Việt Nam sang Nhật Bản trao đổi nghiên cứu sinh, chàng trai 8x từ Bắc Ninh đã rẽ hướng kinh doanh. Với mô hình khởi nghiệp từ bánh mì Việt, anh chàng sinh năm 1984 đã bất ngờ tạo nên một sức ảnh hưởng lớn tại thị trường Nhật Bản. Thêm một tấm gương về startup Việt ở nước ngoài thành công để giới trẻ có thể noi theo.
Chàng kỹ sư cơ khí… đi bán bánh mì
Ban đầu, vào năm 2008, Lê Tuấn Đạt nhận được đề cử từ cơ quan sang Nhật Bản để thực tập trong ngành cơ khí. Sau một thời gian ngắn, bởi vì năng lực cao, cộng thêm sự cố gắng của bản thân, anh Đạt được giữ lại chính doanh nghiệp đang thực tập để làm việc với vị trí cao, mức lương hấp dẫn. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của chàng trai gốc Bắc Ninh. Nhờ đủ điều kiện nâng cấp Visa dài hạn ở xứ sở hoa anh đào, Lên Tuấn Đạt chính thức định cư tại thành phố Hokkaido. Cũng chính ở vùng đất này, Đạt gặp và kết hôn với người vợ hiện tại của mình.
Mặc dù là một kỹ sư cơ khí lành nghề, được đánh giá cao nhưng tâm hồn chàng trai 8x không hề khô cứng như công việc mình đang làm. Trong trái tim của anh vẫn tồn tại tình yêu mãnh liệt với ẩm thực Việt, đặc biệt chính là bánh mì. Và rồi, sau thời gian “khoảng nghỉ” của đại dịch Covid-19, Đạt bắt đầu tính đến việc thực hiện ước mơ khởi nghiệp bằng món ăn quê hương trên đất Nhật.
Từ giữa năm 2022, kỹ sư Lê Tuấn Đạt xin nghỉ việc với mức lương hấp dẫn tại doanh nghiệp Nhật Bản nổi tiếng để mở quán ăn. Anh kinh doanh theo hình thức lưu động, do đó, mọi người mới gọi với cái tên vui là “bánh mì di động. Thời gian đầu, quán của Đạt nhận được tín hiệu rất khả quan, doanh thu hằng tháng lên đến vài trăm triệu đồng.
Mang xe “bánh mì di động” đến mọi nẻo đường Hokaido
Vào khoảng thời điểm 2022, hình thức kinh doanh quán ăn trên xe tải, xe ô tô bán tải ở Hokkaido vẫn chưa thực sự phổ biến. Cộng với ý tưởng độc đáo của bản thân, cộng thêm mong muốn lan tỏa hình ảnh bánh mì Việt ra khắp thành phố du lịch nổi tiếng hàng đầu nước Nhật nên chàng trai 8x mới mở quán ăn lưu động trên xe. Tuấn Đạt chia sẻ thêm: “Bởi vì mình sống ở Hokkaido hơn 10 năm, khí hậu ở đây rất mát mẻ, phong cảnh lại vô cùng đẹp nên bản thân vừa muốn kinh doanh vừa tiện thể khám phá, quảng bá quán nên nghĩ ra sẽ bản bánh mì trên xe tải”.
Ban đầu, xe tải nhỏ của anh chàng quê gốc Bắc Ninh chỉ cung cấp bánh mì truyền thống Việt Nam và nhận được nhiều đánh giá vô cùng tốt từ người bản xứ hay khách du lịch nước ngoài đến đây. Từ đó, Đạt mới bắt đầu thêm vào thực đơn các món ăn quen thuộc như: Nem cuốn, thịt kho tàu, gỏi cuốn, thịt xiên,… Không thể ngờ rằng, dự án khởi nghiệp ban đầu chưa chắc chắn về hiệu quả của 8x lại thành công vượt kỳ vọng. Từ đây, hình ảnh bánh mì và ẩm thực Việt trở nên phổ biến hơn tại Hokkaido nói riêng, Nhật Bản nói chung.
Mở rộng kinh doanh mạnh mẽ hơn
Anh Đạt cho biết, sau dịch covid-19 xảy ra đến nay, Chính phủ Nhật đã đưa ra nhiều chính sách điều chỉnh lãi suất cho vay kinh doanh hình thức đa dạng, quy mô từ lớn đến nhỏ nhằm đẩy mạnh phục hồi kinh tế. Nắm bắt điều kiện thuận lợi này, bản thân đã không ngần ngại vay vốn để mở rộng kinh doanh. Và chỉ sau 2 năm mở quán bán bánh mì trên xe lưu động, doanh nghiệp nhỏ của 8x gốc Bắc Ninh đã hoàn vốn, sinh lãi khiến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cũ của anh bất ngờ.
Đặc biệt, chàng kỹ sư cơ khí rất thông minh khi đưa các món ăn của cửa hàng đi khắp các điểm du lịch nổi tiếng để thu hút khách hàng ở Hokkaido. Chưa kể, Lê Tuấn Đạt còn đăng ký tham dự mở gian hàng ở nhiều các lễ hội văn hóa, du lịch lớn của thành phố và quốc tế được tổ chức tại Nhật Bản. Đỉnh điểm trong Lễ hội mùa Đông tại Hokkaido vừa qua, sau 2 ngày mở bán, bánh mì Việt của anh Đạt thu về đến 200 triệu đồng. Thành tích mà không phải gian hàng ẩm thực nào cũng có thể đạt được.
Tâm sự với Vne về hành trình khởi nghiệp bằng ẩm thực Việt của mình, 8x không ngại bày tỏ quan điểm rằng: “Nhật Bản không chỉ là một nơi mà bạn trẻ đến để kiếm tiền, tìm việc tốt, đất nước này còn rất tuyệt vời để học hỏi”. Theo đó, nhờ trải qua nhiều công việc, không ngại bắt đầu lại mà chàng trai xuất phát từ thực tập sinh trao đổi ngắn hạn này đã khởi nghiệp thành công, định cư tại Nhật hơn 10 năm qua.