Con đường lập nghiệp của CEO Xiaomi nổi tiếng với nhiều thăng trầm, thậm chí là khó khăn tưởng chừng như bỏ cuộc. Ấy vậy mà, cho đến hiện tại, Xiaomi lọt vào Top các thương hiệu điện tử hàng đầu châu Á lẫn thế giới. Từ chính câu chuyện startup của mình, CEO thương hiệu này đã chia sẻ 4 bài học quý về khởi nghiệp mà tất cả các Founder nhất định phải biết.
“Người thường tìm hướng lui, Startup thành công luôn nhìn về phía trước”
Vị CEO này nhấn mạnh bài học thứ nhất liên quan đến sự thất bại, rào cản và khó khăn khiến quá trình khởi nghiệp bị ảnh hưởng, thậm chí rơi vào bước đường cùng. Tuy nhiên, ông cũng giải thích thêm rằng, với người bình thường, trong tình cảnh này họ sẽ tìm đường lui. Nhưng với “cao thủ”, họ sẽ chỉ nhìn về một hướng chính là phía trước.
Đỉnh điểm vào ngày 15/01/2021, Chính phủ Mỹ ban bố lệnh cấm điện thoại từ thương hiệu Xiaomi vào lãnh thổ quốc gia này. Thông tin này được công khai rộng rãi và như một “tiếng sét” đánh tắt tia hy vọng mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp này. Tuy nhiên, Lôi Quân – CEO Xiaomi không dừng lại ở đó, ông đưa ra quyết định táo bạo hơn, chuyển đổi sang sản xuất xe ô tô điện và lại tiếp cận thị trường Mỹ một lần nữa với tham vọng lớn hơn, mãnh liệt hơn.
Sau đó chỉ 2 tháng, vị CEO họ Lôi đã mở dự thảo công bố rộng rãi với toàn giới kinh doanh về dự án khởi nghiệp “cuối cùng” trong sự nghiệp kinh doanh là sản xuất ô tô điện công nghệ cao. Ông chia sẻ: “Tôi đã lấy danh dự của mình ra để cam kết với dự án này, khởi nghiệp không có chỗ cho sự chùn bước mà phải tích cực nhìn về phía trước”.
“Người thường hay đi đường tắt cho nhanh, người giỏi muốn chinh phục khó khăn”
Bài học thứ 2 mà CEO Xiaomi muốn nhắn nhủ đến các startup hiện tại chính là không nên đi đường tắt để dễ dàng hơn và nhanh đạt lợi nhuận hơn. Bởi vì, đi quá nhanh nhưng không hợp lý có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro mà đến khi đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cực kỳ khó khắc phục nó. Về dự án sản xuất ô tô của Xiaomi, Lôi Quân cho biết, ban đầu số vốn lưu động thiếu nghiêm trọng nhưng bản thân ông không mua lại kỹ thuật từ công ty khác, không nhờ đến sự hỗ trợ từ nhà đầu tư,… thay vào đó, ông chấp nhận tăng gấp 10 lần số tiền dự trù sẽ “rót” vào dự án này từ ban đầu. Bởi vì, sản xuất ô tô không phải là lĩnh vực đơn giản, bản thân Lôi Quân không muốn đi “đường tắt”, ông muốn chinh phục khó khăn, đồng thời muốn “tự học” toàn bị các kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay để áp dụng vào ô tô Xiaomi.
Lôi Quân nhấn mạnh thêm, tìm đường tắt để giải quyết vấn đề khó khăn không hề sai nhưng phải tùy vào mục đích và lĩnh vực kinh doanh. Đối với ô tô, nước đi “chậm mà chắc”, “khó mà đúng” của vị CEO này hoàn toàn chuẩn xác và hiệu quả.
“Đừng dùng cả đời để tìm điều mình thích, hãy biến cuộc sống thành điều mình yêu”
Đừng chỉ mải mê đi tìm trong vô định, cho đến khi cuối đời, bạn chẳng đạt được mục đích nào cả. Thay vào đó, hãy tạo niềm vui trong cuộc sống, đừng chỉ nghĩ mà phải bắt tay vào biến điều đó thành sự thật. Trong thời gian đầu khi quyết định sản xuất ô tô, CEO Xiaomi đã làm điều khó tưởng, thay vì gặp gỡ đối tác, tìm hiểu thị trường hay nghiên cứu công nghệ này, kỹ thuật kia, Lôi Quân chọn học lái thử nhiều loại xe và trở thành… “Tay đua xe chuyên nghiệp”.
Trong suốt 3 năm, ông lái thử đến hơn 170 chiếc xe khác nhau, sau đó quyết định học và trở thành tay đua vì nhận thấy rằng đa số các thiết kế sư về ô tô đều xuất thân từ vận động viên đua xe chuyên nghiệp. Lôi Quân nhận ra muốn tạo ra chiếc xe tốt, trước hết phải có tình yêu với xe. Với khởi nghiệp, thích thôi thì chưa đủ, bạn phải tự biến điều đó thành tình yêu thực sự, bắt đầu hiện thực hóa nó.
“Đặt hết tâm huyết vào ước mơ”
Vị CEO này tâm sự trong buổi diễn thuyết rằng, người bình thường quá chú trọng cảm xúc, trong khi đó một người thành công sẽ chỉ tập trung vào ước mơ của mình đã thực hiện đến đâu. Vào tháng 12 năm 2023, Xiaomi trình làng chiếc xe ô tô điện đầu tiên trong vô vàn sự hoài nghi, ngờ hoặc của chuyên gia và nhà kinh tế học. Một số đánh giá cho rằng, 10 năm Apple chưa thực hiện được, Xiaomi đã là gì?
Đáp trả những nhận xét và dự đoán không khả quan từ nhiều nguồn kênh khác nhau, Lôi Quân không phản pháp hay đưa ra lập luận gì cả. Thay vào đó, ông mạnh dạn tuyên đó sẽ bán mỗi tháng 10.000 xe. Và thành quả đã đáp trả thương hiệu Telsa, khi trong đợt mở cọc đầu tiên cho mẫu Xiaomi SU7, hệ thống ghi nhận đến hơn 10.000 đơn trong 5 phút đầu, 7 phút tiếp theo vượt mức 20.000 đơn và tổng đơn cọc trong 27 phút là 50.000. Đây là một thành tích vượt ngoài sự mong đợi từ chính CEO Lôi Quân lẫn cộng sự của mình.
Sau cuối buổi chia sẻ bổ ích này, nam CEO sinh năm 1969 đã tâm sự: “Khoảnh khắc nhìn thấy số lượt đơn đặt hàng sớm của xe điện Xiaomi – Telsa, những uất ức dồn nén trong suốt 3 năm qua dường như đã được giải bày, vơi đi theo mây khói”.
Tóm lại, Lôi Quân mong muốn những startup hiện nay phải vượt qua suy nghĩ của người bình thường thì mới có thể tiến nhanh hơn đến ngày thực hiện ước mơ thành sự thật. Đừng giới hạn bản thân, hãy để chính mình bay cao, bay xa hơn bằng sự cố gắng, hành động và không ngừng nỗ lực.