Câu chuyện khởi nghiệp của cậu bé 16 tuổi mắc chứng rối loạn lo âu này nhất định sẽ khiến mọi người phải bất ngờ. Chưa dừng lại ở cản trở tâm lý, CEO trẻ tuổi này còn bỏ học giữa chừng, tuy nhiên, thành công ở thời điểm hiện tại đã chứng minh được năng lực của anh. Hãy cùng nhìn lại hành trình này của chàng trai Theodoric Chew.
16 tuổi và hội chứng rối loạn lo âu
Hiện tại, nhiều nghiên cứu của tổ chức WHO – Y tế thế giới, có khoảng chừng 1 tỷ bệnh nhân đang mắc phải các hội chứng tâm lý phức tạp và cần điều trị với bác sĩ chuyên môn. Trong số đó, người thuộc khu vực Đông Nam Á đã chiếm khoảng 30%. Và chàng trai trong câu chuyện mà bài viết muốn nhắc đến Theodoric Chew cũng là một người mắc rối loạn lo âu kéo dài và cực kỳ nghiêm trọng.
Cậu bạn này kể lại: “Vào năm 16 tuổi, lần đầu tiên bản thân ý thức được sự khác thường trong suy nghĩ và những cơn “nổi loạn” bất thường của mình. Ngay sau đó, mình đã phải dừng việc học giữa chừng. Thời điểm đó, mình đang học tại một ngôi trường khá nổi tiếng ở Singapore. Sau đó đi kiểm tra, bác sĩ kết luận rằng, mình mắc chứng rối loạn lo âu ở mức độ khá nghiêm trọng”.
Ý tưởng khởi nghiệp từ chính sức khỏe của bản thân
Trong suốt quá trình điều trị bệnh cho bản thân, Theodoric Chew nhận thấy rằng, bệnh nhân tâm lý tại châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á không được quan tâm đúng mực. Các khoa khám chữa những căn bệnh về tinh thần thiếu hụt sự liên kết, xã hội vẫn còn kỳ thị và thậm chí là xa lánh người có hội chứng bất thường về tâm lý. Một số bệnh nhân thì lại chủ quan, cho rằng chỉ là đang quá áp lực với chính cuộc sống, công việc. Và rồi, kết quả là tình trạng tự tử vì stress, lo âu,… nhiều năm qua cứ tăng lên đột biến.
Nhìn nhận được những tiêu cực mà người mắc bệnh tâm lý đang gặp phải, cũng từ chính câu chuyện của mình, Theodoric Chew – cậu bé lúc ấy chỉ 16 tuổi đã nảy ra ý tưởng khởi nghiệp. Anh chàng mong muốn xây dựng nên một nền tảng nhằm kết nối giữa người bệnh và các trung tâm, cơ sở, tổ chức điều trị uy tín. Sau đó, vào năm 2019, Intellect do Chew sáng lập đã ra đời. Thời điểm đó, ứng dụng này đã trở thành tâm điểm của dư luận, xã hội Singapore, chạm đến rất nhiều người đang mắc các hội chứng tâm lý nhưng ngần ngại chia sẻ.
Ưu điểm của ứng dụng này nằm ở việc nó cực kỳ “đa di năng”, khi truy cập vào đây, bệnh nhân mắc các chứng rối loạn tâm lý có thể được tư vấn, khám bệnh trước với bác sĩ qua app, giới thiệu trung tâm và cơ sở uy tín gần nhất, theo dõi bệnh án, chia theo cấp độ mắc bệnh,… Chính vì vậy mà nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian điều trị một cách tối ưu cho mọi người. Nhờ đó mà chi phí dành cũng được cắt giảm đáng kể.
Đến 2024, thành tựu mà Intellect đạt được chắc chắn sẽ làm nhiều startup trẻ khác phải ngưỡng mộ. Doanh nghiệp này sở hữu chi nhánh trên 12 quốc gia, tổng cộng có hơn 200 nhân sự đang làm việc, hỗ trợ được đến 3 triệu lượt khám chữa bệnh về các hội chứng tinh thần bất ổn.
Vận hành doanh nghiệp theo hướng “chữa lành”
Bản thân mình từng phải dừng học ở tuổi 16 vì áp lực từ hội chứng rối loạn lo âu gây ra, do đó, Chew thấu hiểu được rằng, nếu người lãnh đạo thấu hiểu nhân sự hơn, stress ở người trẻ sẽ giảm thiểu đáng kể. Do đó, tại chính doanh nghiệp của mình, CEO triệu đô người Singapore này đã tối ưu nhiều vấn đề như nghỉ ngơi, giảm giờ làm, tìm đúng người cho mỗi vấn đề cần giải quyết,… Và sau 6 năm hoạt động, Intellect của Theodoric Chew đã trở thành một doanh nghiệp đa quốc gia vững mạnh, hỗ trợ đông đảo người bệnh, giảm thiểu gánh nặng lên xã hội.
Chia sẻ một chút về bí quyết startup thành công dù chỉ mới 16 tuổi, Theodoric Chew nói: “Mình không phải là một người thông minh gì cả, sự thành công của Intellect ở thời điểm hiện tại có lẽ là nhờ mình hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Phát huy đúng sở trường và thời điểm. Thực ra, khi mới có ý tưởng, mình cũng chẳng biết nên thực hiện như thế nào đâu, cũng phải thuê khá nhiều nhân lực giỏi để hỗ trợ”.
Vượt qua trở ngại của hội chứng rối loạn lo âu mang đến, chàng trai trẻ 16 tuổi năm ấy đã sáng lập ra ứng dụng Intellect, và hiện tại đã trở thành CEO triệu đô. Có thể thấy rằng, khiếm khuyết không làm bạn trở nên “xấu đi”, đó là món quà và nếu như biết tận dụng đúng cách, thành công sẽ gõ cửa sớm thôi.